TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ XÃ ĐỨC PHÚ

HUYỆN TÁNH LINH - TỈNH BÌNH THUẬN

Hướng dẫn cách thức phòng trừ lúa cỏ

Trong những năm qua hiện tượng lúa cỏ (lúa ma) xuất hiện phổ biến trên một số diện tích sản xuất lúa trên địa bàn xã, phát sinh với các mức độ nhiễm khác nhau, gây hại nghiêm trọng trong các mùa vụ sản xuất trong năm, làm giảm năng suất, sản lượng cây lúa.          

Anh-tin-bai

       Đối với cây lúa cỏ (lúa ma) có đặc điểm là thời gian sinh trưởng ngắn hơn, chín sớm, hạt lúa rất dễ rụng ngay cả khi có gió thoảng qua. Sau khi hạt rụng xuống nếu gặp điều kiện thuận lợi có thể nảy mầm ngay, nếu gặp điều kiện bất thuận (khô hạn, vùi sâu trong bùn, ...) hạt có thể ngủ nghĩ nhưng vẫn có sức sống cao, duy trì sức nảy mầm trong vài năm. Khả năng lây lan nhanh do vậy lúa cỏ tồn tại, tích tụ lâu trong đất và tăng dần số lượng qua các vụ trong năm; Thân mảnh và đứng, phiến lá nhỏ có màu vàng, lóng vươn dài hơn lúa trồng; trỗ sớm hơn lúa trồng từ 5-7 ngày, thời gian trỗ kéo dài không có sự đồng đều; hạt có dạng (thon dài, bầu dục màu vàng hoặc vàng sẫm, có dạng hạt có mỏ tím,…) có râu dài hoặc không có râu. Qua nhiều vụ canh tác, lúa cỏ cũng có sự giao phấn (tỷ lệ nhỏ) với lúa trồng, việc tự để giống khiến lúa phân ly với tính trạng xấu trở nên phức tạp, khó nhận biết và khó quản lý hơn, đồng thời lây nhiễm càng trầm trọng cho những vụ sau.

Anh-tin-bai

Những diện tích bị nhiễm lúa cỏ có thể gây thất thu năng suất từ 15-20%, thậm chí mất trắng; ruộng bị nhiễm lúa cỏ nặng làm giảm phẩm chất gạo cũng như giảm giá trị tiêu dùng và xuất khẩu.

Có những nguyên nhân làm cho lúa cỏ lây lan như tập quán canh tác của nông dân, sử dụng giống bị lẫn lúa cỏ, lúa thương phẩm làm giống lúa bị phân ly,
thoái hóa và tính chất di truyền có xu hướng trở lại các đặc tính của nguồn gốc lúa
hoang dại ban đầu; bên cạnh đó thì việc người dân tự để giống lúa, nhất là sử dụng giống trong vùng đã nhiễm lúa cỏ để gieo cho vụ sau và việc phát tán theo nguồn nước hoặc theo máy móc nông cụ từ ruộng này sang ruộng khác, nơi này sang nơi khác củng là nguyên nhân làm gia tăng lúa cỏ trên đồng ruộng.

Anh-tin-bai

Lúa cỏ cần phải được phòng trừ để đem lại năng suất, chất lượng lúa tăng lên, do đó tuy theo tình hình sản xuất trên các cánh đồng người nông dân cần lưu ý các biện pháp phòng trừ như là sử dụng giống lúa cấp xác nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng để gieo sạ; không để giống lúa đối với ruộng đã bị nhiễm lúa cỏ từ vụ trước, loại bỏ hạt lép lửng trước khi ngâm ủ, đồng thời cần phòng trừ lúa cỏ khi làm đất, vệ sinh máy móc làm đất; cày ải, luân canh cây trồng để loại bỏ lúa cỏ. Khi phát hiện lúa cỏ trong giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng cần tiến hành nhổ, khử lúa cỏ. Ngoài ra sau khi gặt xong có thể đưa vịt vào ruộng để ăn các hạt lúa rụng trên ruộng và khi cày vùi có thể sử dụng các chế phẩm vi sinh để nhanh phân hủy rơm rạ và cả hạt lúa cỏ. Khuyến cáo người nông dân cần có những phương án, biện pháp phòng trừ lúa cỏ một cách hợp lý để loại bỏ nạn lúa cỏ trên các đồng ruộng, đảm bảo tăng năng suất và chất lượng cây lúa.

 

                                                                                                    Nguyễn Thanh Hải

TRANG TRUYỀN HÌNH
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập